Tết Đoan Ngọ: Một số điều thú vị có thể bạn chưa biết
Trang cập nhập những thông tin nóng hổi về: thời sự, thị trường, bất động sản, kinh doanh, du lịch, khoa học, v.v..
Mùng 5 tháng 5 âm lịch hay còn gọi là Tết Đoan ngọ là một ngày lễ truyền thống của người Việt. Vậy Tết đoan ngọ 2022 ngày nào? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung sau đây để xem ngày Diệt sâu bọ năm 2022 là ngày nào nhé.
1. Mùng 5 tháng 5 là ngày mấy dương lịch 2022
Ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch là ngày mấy Dương lịch? Theo lịch vạn niên, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ rơi vào thứ Sáu ngày 3/6/2022. Đây là Ngày: Đinh Hợi, Tháng: Bính Ngọ, Năm: Nhâm Dần, Giờ: Canh Tý, Tháng 5 (Đủ).
Ngày này thích hợp cho các công việc như: Cúng tế, dỡ nhà.. Đồng thời ngày này kỵ với các việc như Cầu phúc, cầu tự, đính hôn, ăn hỏi, cưới gả, thẩm mỹ, chữa bệnh, động thổ, đổ mái, sửa kho, khai trương, ký kết, giao dịch, nạp tài, mở kho, xuất hàng, san đường, sửa tường, đào đất, an táng, cải táng...
2. Tại sao Tết Đoan Ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ?
Tương truyền rằng, xưa kia nạn sâu bọ oanh tạc mùa màng khiến dân chúng lao đao thì bỗng nhiên có một ông lão tự xưng là Đôi Truân từ miền khác đến.
Ông bày dân chúng, mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh giò (tro), trái cây. Sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Sau khi làm theo lời ông, chỉ một lúc sau, sâu bọ té ngã rồi đi mất.
Từ đó, ngày Tết diệt sâu bọ được duy trì hàng năm. Có lẽ do gắn liền với văn hóa nông nghiệp nên ngày Tết Đoan Ngọ (Tết diệt sâu bọ) hiện nay vẫn được cúng lễ rất chu đáo ở các làng quê Việt Nam.
3. Sự khác biệt trong Tết Đoan Ngọ tại 3 miền
Theo PGS. TS Phạm Ngọc Trung - nguyên Trưởng khoa Văn hóa học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, ở đồng Bằng Bắc Bộ sử dụng cơm rượu nếp để diệt sâu bọ. Theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể.
Còn ở tại vùng Trung bộ, nơi thời tiết thiên nhiên khắc nghiệt, nên vào Tết Đoan Ngọ, người dân thường cúng lớn để cầu mong sự yên bình, mùa màng bội thu. Đồng thời cũng là dịp các thành viên trong gia đình sum họp ăn uống linh đình.
Đối với mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung, họ sử dụng cơm rượu như một “công cụ” để diệt sâu bọ. Ngoài ra còn có thêm bánh tráng, chè kê và không thể thiếu bánh tro.
Cơm rượu là món ăn đặc trưng trong Tết Đoan Ngọ ở miền Nam, chúng thường được vo thành từng viên tròn, ăn kèm với xôi vò. Đó cũng là một màu sắc hết sức độc đáo của người dân Nam Bộ. Theo truyền thống của người miền Nam, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.
Theo Báo Mua Bán
Nội dung chính